Logo Loading

Nội dung tìm kiếm

Những nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động và tai nạn trong hoạt động khai thác cảng biển Việt Nam (Phần I)

Trong hoạt động khai thác cảng biển, có rất nhiều loại tại nạn thường phát sinh, tuy nhiên có 2 loại tai nạn chính thường xảy ra là tai nạn lao động và tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao hơn.

Các tai nạn trong khai thác cảng biển

   Hoạt động khai thác cảng biển mang tính đặc thù với các hoạt động cả ở trên bộ là mặt bằng phạm vi cảng, khu vực kết nối với hậu phương và các hoạt động ở khu vực vùng nước cảng thông qua việc dịch chuyển hàng hóa từ phương tiện vận tải thủy lên cảng hoặc ngược lại và dịch chuyển các loại hàng hóa, hành khách trong phạm vi cảng.

Trong hoạt động khai thác cảng biển, có rất nhiều loại tại nạn thường phát sinh, tuy nhiên có 2 loại tai nạn chính thường xảy ra là tai nạn lao động và tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao hơn. Theo thống kê sơ bộ, trong 5 năm vừa qua từ 2010 – 2014, hàng năm có hơn 5000 vụ tai nạn lao động, trong đó cảng biển có hơn 200 vụ và khoảng 100 vụ tai nạn giao thông lớn nhỏ xảy ra tại các khu vực vùng nước cảng biển, luồng T hàng hải ra vào cảng và các vùng nước neo đậu cho các phương tiện vận tải.

Năm Tổng số vụ

tNlđ

Tổng số người bị nạn Số vụ TNLĐ chết người Số người chết Số vụ có 2 người bị nạn trở lên Số người bị thương nặng Nạn nhân lao động là nữ
2010 5125 5307 554 601 105 1260 944
2011 5896 6154 504 574 90 1314 1363
2012 6777 6967 552 606 95 1470 1842
2013 6695 6887 562 113 627 1506 2308
2014 6709 6941 592 166 630 1544 2136

(Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội)

Những vụ tai nạn này ngoài việc gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng con người như chết người, thương tật … mà còn gây thiệt hại rất lớn về vật chất và những hậu quả phải khắc phục cho các doanh nghiệp cảng và doanh nghiệp liên quan. Hơn nữa, tai nạn giao thông hoặc những nguy cơ gây mất an toàn giao thông tại cảng biển còn ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của cảng như: Ùn ứ dòng xe chở hàng, tắc luồng tàu, tắc nghẽn đối với các phương tiện vận tải hàng hóa đến cảng, đe dọa tính mạng con người và nguy cơ gây hư hại hàng hóa, thiết bị, phương tiện.

Năm Số vụ tai nạn Số người chết Số ng. bị thương Thiệt hại khác: tàu, hàng, chi phí khác Số vụ trong vùng nước cảng biển
2009 69 29 12 27 phương tiện thủy bị chìm cùng hàng hóa 42
2010 42 19 16 22 phương tiện thủy bị chìm và hàng hóa 32
2011 60 22 22 22 phương tiện thủy bị chìm và hàng hóa 51
2012 34 12 24 15 tàu chìm và hàng hóa 23
2013 30 19 4 tàu và salan chìm 22
2014 16 10 5 3 tàu biển, 4 tàu cá, 2 salan bị chìm và hàng hóa 9

(Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam)

Đặc thù hoạt động khai thác và giao thông ở cảng biển

Đặc thù hoạt động khai thác

Hoạt động khai thác cảng biển vừa mang tính sản xuất công nghiệp, vừa mang tính dịch vụ. Đặc thù khác biệt của sản xuất tại cảng biển là:

–   Sử dụng nhiều loại trang thiết bị lớn, nhỏ phục vụ cho tác nghiệp như các loại cần cẩu hàng từ loại nặng đến nhẹ, các loại xe kéo, các loại xe nâng hàng theo nhiều chủng loại khác nhau;

–   Làm việc liên tục 24/24 giờ trong ngày; sử dụng cùng lúc nhiều loại thiết bị và nhân lực thô  sơ

–   Làm việc cả ngoài trời lẫn trong kho bãi có mái che, hầm tàu, salan…

–   Làm việc cả ở vùng đất như cầu tàu, bến bãi và các khu nước chuyển tải.

–   Phục vụ cùng lúc nhiều loại phương tiện: tàu biển, salan, toa xe, ô tô

–   Phục vụ tác nghiệp cho nhiều loại hàng hóa với nhiều công việc dịch vụ khác nhau như: Giao nhận, kiểm đếm, đóng gói, phân loại, dán nhãn, dịch vụ vận chuyển, bốc xếp.

–   Cung ứng các loại dịch vụ cho tàu biển, thuyền viên: Cung cấp dầu, nước, lương thực thực phẩm, sửa chữa nhỏ.

Đặc thù lao động tại cảng:

–   Lao động tại cảng biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, thời tiết, điều kiện nơi làm việc trên các phương tiện chật hẹp, lắc nghiêng.

–    Lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và chật hẹp: Đối tượng lao động là hàng hóa cho nên lao động của công nhân bốc xếp là khuôn vác, chèn lót, điều chỉnh và điều khiển máy móc thiết bị. làm việc trong điều kiện nóng bức độc hại và chật hẹp như hầm hàng, trong kho, ngoài bãi.

–   Lao động phụ thuộc nhiều vào tình trạng và tính chất của hàng hóa; khối lượng hàng và kết cấu của hàng hóa; tính bất bình hành và mức độ căng thẳng về hàng hóa.. Điều này đòi hỏi việc điều động phương tiện, thiết bị phải phù hợp, việc bố trí nhân lực phải hợp lý tránh lãng phí sức lao động hoặc tăng cường độ lao động.

–   Lao động bao gồm nhiều ngành, nhiều nghề như lao động thủ công, cơ giới, nghề điện, cơ khí, sửa chữa. Một mặt nó đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ các dạng lao động này, mặt khác phải xác định mối quan hệ thống nhất và tỉ lệ cân đối giữa các dạng lao động.

 Đặc điểm giao thông tại cảng biển.

Tại hầu hết các cảng biển, có những loại hình và phương tiện giao thông tham gia như sau:

–   Giao thông đường bộ: Các loại ô tô từ hạng nhẹ, trung bình đến hạng nặng. Từ loại ô tô du lịch đến ô tô rơ mooc, xe chở container..

–   Giao thông đường thủy nội địa: Các loại tàu thủy nội địa, sa lan tự hành, sa lan có đầu kéo,

đẩy..

–  Giao thông đường sắt: Các loại đoàn tàu hàng, toa hàng, toa rỗng, toa hàng lạnh., đầu máy kết

nối..

–  Tại một số cảng chuyên dụng, có hệ thống băng chuyền kết nối với cầu tàu để đưa hàng đến và đi khỏi cảng như: Cảng than, cảng gỗ dăm, cảng hàng rời khác. Hoặc một số cảng gas, khí hóa lỏng và cảng dầu còn có hệ thống ống dẫn từ kho tới cầu tàu để vận chuyển hàng.

 

Ngoài ra, tại vùng đất của cảng, trong khu vực tác nghiệp dịch vụ hàng hóa và phương tiện, còn có các loại phương tiện sau tham gia liên tục trong quá trình khai thác cảng:

+ Hoạt động của các loại thiết bị xếp dỡ: Cần cẩu dàn theo ray cố định; Cần cẩu bánh lốp, bánh xích….

+ Hoạt động của các loại thiết bị phụ trợ: Các loại xe nâng, máy xúc, ủi, xa làm hàng ở bãi.

+ Hoạt động của các loại xe ô tô của cảng vận chuyển hàng vào kho, bãi: xe kéo, moóc.

Tại vùng nước của cảng, ngoài các phương tiện là tàu biển, sa lan đến xếp, dỡ hàng còn có các loại phương tiện thủy khác hoạt động như:

+ Các loại sa lan của cảng phục vụ đưa đón công nhân; sa lan của các đơn vị cung ứng.

+ Các ca nô phục vụ hoa tiêu, buộc cởi dây, ca nô của các cơ quan quản lý Nhà nước đi kiểm tra.

+ Các tàu, thuyền nhỏ dịch vụ, tàu câu, đánh cá của ngư dân

Nguồn: ST

(Còn nữa)

Tham khảo khóa học về an toàn lao động của Tân Cảng- STC gồm 6 nhóm