Logo Loading

Nội dung tìm kiếm

[TIN TỨC] – LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU VẢI THIỀU

[TIN TỨC] – LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU VẢI THIỀU

Một vài lưu ý về thủ tục xuất khẩu vải thiều:
Vải thiều có mã HS Code là 20089910.
•Thuế xuất khẩu vải thiều: Căn cứ theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC, mức thuế xuất khẩu vải thiều là 0%.
•Thuế VAT: Căn cứ theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013, vải thiều xuất khẩu không phải chịu thuế VAT. Như vậy, theo quy định hiện hành của Việt Nam, vải là mặt hàng nông sản không thuộc đối tượng phải chịu thuế VAT. Và được hưởng với mức thuế xuất khẩu là 0%. Khi xuất khẩu vải thiều, đơn vị chỉ cần nộp lệ phí hải quan theo quy định và thực hiện theo các yêu cầu kỹ thuật của bên xuất khẩu. Lệ phí hải quan đơn vị cần phải nộp được quy định tại Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010.
Thủ tục hải quan xuất khẩu vải thiều
Hồ sơ hải quan gồm có:
• Tờ khai hải quan xuất khẩu (Tờ khai điện tử)
• Hợp đồng thương mại giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu
• Hóa đơn thương mại (Hóa đơn GTGT)
• Một số giấy tờ khác có liên quan đến xuất khẩu lô hàng vải thiều: Bảng kê chi tiết lô hàng, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật,…
Bộ chứng từ đầy đủ để xuất khẩu lô hàng vải thiều sang nước ngoài gồm có:
• Hợp đồng thương mại
• Hóa đơn thương mại
• Bảng kê khai chi tiết lô hàng vải thiều xuất khẩu
• Bộ vận đơn
• Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
• Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do chi cục kiểm dịch thực vật tại địa phương cấp.
• Tờ khai hàng hóa xuất khẩu do Hải quan quy định.
Một lưu ý thêm khi xuất khẩu vải thiều vào 2 thị trường: Mỹ, Úc.
Mỹ và Úc là hai thị trường yêu cầu vải thiều phải được xử lý bằng phương pháp chiếu xạ. Nhưng đối với thị trường Úc thì có nhiều thuận lợi, khi việc chiếu xạ, đóng gói vải được thực hiện ngay tại Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội.
Riêng thị trường Mỹ chỉ chấp nhận 2 cơ sở tại TP.HCM và Long An đủ điều kiện chiếu xạ và đóng gói. Để xuất khẩu vải thiều sang Mỹ, nhiều năm nay, doanh nghiệp phải vận chuyển từ Bắc Giang, Hải Dương vào phía nam nên tốn kém chi phí, thời gian, trong khi quả vải có mùa vụ ngắn.
Năm nay, Cục Bảo vệ thực vật đã làm việc với APHIS, Công ty CP xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu (doanh nghiệp giữ vai trò điều phối) và Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội lắp đặt, bổ sung thêm các thiết bị để cơ sở này được công nhận đủ điều kiện chiếu xạ, đóng gói vải thiều xuất khẩu vào Mỹ.
Ông Hoàng Trung cho biết, dự kiến cuối tuần tới, bộ thiết bị điều khiển dây chuyền chiếu xạ theo yêu cầu của Mỹ sẽ được chuyển về Việt Nam. Khi có thiết bị, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội sẽ lắp đặt ngay.
Trao đổi với Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Vina T&T, cho biết Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội nếu được công nhận đủ điều kiện sẽ mở ra cơ hội rất lớn trong xuất khẩu vải thiều sang Mỹ, khi doanh nghiệp không phải vận chuyển vải bằng máy bay vào miền Nam để chiếu xạ.
“Vận chuyển bằng máy bay khiến mỗi kg vải đội lên 11.000 – 12.000 đồng. Nếu vải được chiếu xạ tại Hà Nội thì rất tốt cho các doanh nghiệp. Khi giảm được chi phí, quả vải xuất khẩu có sức cạnh tranh tốt hơn”, ông Tùng nói.
Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết, địa phương này có gần 30.000 ha vải thiều. Trong đó, diện tích vải thiều đủ điều kiện xuất khẩu đi Mỹ đã được cấp 17 mã số vùng trồng, với diện tích khoảng 205 ha. Năm nay, sản lượng vải thiều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ ước đạt 1.500 tấn.
_TCSTC tổng hợp_